Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Người dân đưa video test nhanh đi mua thuốc Molnupiravir, không cần đơn bác sĩ
Thay vì phải trình đơn thuốc do bác sĩ chỉ định dùng Molnupiravir hay giấy xác nhận F0 do địa phương cấp, nhiều người dân đã quay video test nhanh tại nhà làm điều kiện để mua thuốc kháng virus này.

Sau khi thấy bố có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2, anh Hải (34 tuổi, ở Hà Nội) rất lo lắng vì bố của anh tuổi cao và có bệnh nền. Tìm hiểu thông tin về thuốc kháng virus Molnupiravir, anh Hải ra cửa hàng thuốc để mua.

Tại cửa hàng thuốc FPT Long Châu, nhân viên nhà thuốc hướng dẫn anh quay video thực hiện việc test nhanh tại nhà, làm cơ sở để mua thuốc. Khi thực hiện được video này, anh Hải tiếp tục mang đến nhà thuốc để mua về 1 hộp Molnupiravir với giá 250 nghìn đồng.

“Ban đầu, nghe quy định mua thuốc Molnupiravir khá khó khăn nên tôi định nhờ người quen mua thuốc này trên mạng với mức giá không hề rẻ. Tuy nhiên mua thuốc trên mạng lo ngại về chất lượng nên cuối cùng tôi quyết định ra hiệu thuốc để mua”, anh Hải nói.

Trước đó, một số hệ thống nhà thuốc đã mở bán Molnupiravir với mức giá 12.500 đồng một viên, tương ứng với 250.000 đồng/một liệu trình.

Tuy nhiên những ngày đầu, nhiều người dân gặp khó khi tiếp cận thuốc, do nhà thuốc chỉ bán cho người có toa thuốc chỉ định của bác sĩ hoặc giấy chứng nhận đang điều trị F0 của y tế địa phương. Trong khi đó nhiều người tự test nhanh, tự điều trị tại nhà, không khai báo y tế địa phương nên không có giấy xác nhận F0. Đặc biệt, thuốc kháng virus này cũng được khuyến cáo: “dùng tốt nhất trong 5 ngày đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng”.

Đến sáng 25/2, để tháo gỡ khó khăn cho người mua, tại các nhà thuốc FPT Long Châu, nhân viên nhà thuốc đã hướng dẫn người dân "có thể tự quay video quá trình test nhanh dương tính" làm điều kiện để mua thuốc.

Theo nhân viên nhà thuốc này ở phường Quang Trung, quận Đống Đa, video tự quay cần thể hiện rõ người được lấy mẫu test, thao tác, quá trình thực hiện, cận cảnh vào kết quả hai vạch đỏ. Khi bán Molnupiravir, nhân viên nhà thuốc đồng thời lưu trữ video cùng các giấy tờ liên quan nếu có vào hệ thống cùng các thông tin của bệnh nhân.

Như vậy hiện có ba điều kiện để một người được mua thuốc Molnupiravir là tự quay video quá trình xét nghiệm tại nhà gửi cho dược sĩ nhà thuốc để làm căn cứ mua thuốc, có đơn thuốc do bác sĩ chỉ định Molnupiravir, giấy xác nhận F0 (giấy xác nhận test nhanh, test PCR của các cơ sở y tế).

Theo nhân viên quầy thuốc, thông tin của khách hàng sẽ được lưu lại tại hệ thống của nhà thuốc để tránh tình trạng một người mua nhiều liệu trình.

Nhưng tại các hệ thống nhà thuốc Pharmacy, người dân muốn mua Molnupiravir vẫn phải có đơn thuốc do bác sĩ kê. "Đơn thuốc yêu cầu có chữ ký của bác sĩ. 1 hộp 20 viên giá 250 nghìn đồng, mỗi người chỉ được mua 1 liệu trình", nhân viên nhà thuốc này nói. Khi người mua đề nghị dùng video test nhanh tại nhà để mua thuốc phía cửa hàng này từ chối với lý do: "Thuốc này phải có chỉ định của bác sĩ".

Trong khi các hệ thống nhà thuốc hạn chế mua cho mỗi người dân cùng với các điều kiện bắt buộc, thì trên mạng, loại thuốc này được bán với đủ mức giá và “không cần bất kỳ giấy tờ gì để mua”.

Chị L.T (xưng là một dược sĩ ở Hà Nội) cũng quảng cáo về loại thuốc này với cam kết: “thủ tục mua đơn giản”. Theo đó, với mức giá bán rẻ, người này rao 400 nghìn đồng/hộp, nếu lấy trên 4 hộp sẽ có giá 370 nghìn đồng/hộp. chị T. cũng thừa nhận giá tại các cửa hàng thuốc chỉ 250 nghìn đồng nhưng việc mua không dễ. “Để có được số hàng này, chúng tôi phải có quan hệ, có mối để mua về bán. Số lượng cũng không có nhiều”, chị T. nói thêm.

Tại một số nhà thuốc tại TP.SG cũng có hiện tượng bán thuốc không yêu cầu đơn và giấy xác nhận F0. Sáng ngày 1/3, PV VietNamNet liên hệ đến tổng đài cửa hàng thuốc FPT Long Châu hỏi về thủ tục mua thuốc Molnupiravir.

Nhân viên tư vấn cho biết, có 2 cách để mua thuốc Monupravir tại chuỗi bán lẻ này. Thứ nhất, người bệnh cần đến trực tiếp quầy thuốc, cung cấp kê toa của bác sĩ hoặc giấy xét nghiệm PCR dương tính do cơ sở y tế cấp.

Thứ hai, trong trường hợp cần gấp mà chưa có hai loại giấy trên, người mua có thể quay clip quá trình test nhanh dương tính của F0 và cung cấp cho nhân viên nhà thuốc. “Mỗi người sẽ mua được một hộp tương đương với một liệu trình Molnupiravir”, người tư vấn cho hay.

Trong khi đó, chị T.A, sống tại TP Biên Hòa, Đồng Nai phát hiện con trai (20 tuổi) và chồng (52 tuổi) mắc Covid-19 vào ngày 28/2. Cả 2 F0 này đều có triệu chứng sốt nhẹ, đau đầu, sổ mũi. Tuy nhiên, tại Đồng Nai, chị không thể mua được thuốc vì chưa có kê đơn của bác sĩ, chỉ có giấy xét nghiệm test nhanh của phòng khám tư nhân.

Liên hệ với tiệm thuốc quen tại TP.SG, chị mua được 6 hộp Molnupiravir 400mg với giá hơn 1,7 triệu đồng và chuyển về TP Biên Hòa ngay trong ngày.

“Tôi tìm hiểu rất kỹ mới mua thuốc này. Chồng và con trai tôi đủ điều kiện uống thuốc theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Người quen cũng mắc Covid-19 nên tôi mua đủ mỗi người 1 hộp uống cho nhanh hết bệnh. Đây là giá quá rẻ so với thời kỳ dịch bệnh trước đây, 5-7 triệu/ hộp thuốc bán trên mạng, không biết khỏi không nhưng quá đắt đỏ”, chị T.A chia sẻ.

Trả lời PV VietNamNet về vấn đề mua thuốc Molnupiravir không cần đơn bác sĩ, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.SG khẳng định, việc mua thuốc Molnupiravir vẫn đang chờ hướng dẫn của Bộ Y tế. Những nhà thuốc có việc làm như phản ánh sẽ được Sở Y tế kiểm tra và nhắc nhở.

Theo bà Huỳnh Mai, hướng dẫn của Bộ Y tế là bước cuối cùng và là cơ sở pháp lý để các cửa hàng bán thuốc điều trị Covid-19 cho F0 đúng chỉ định.

Bà Mai cho biết, để kê toa cho bệnh nhân Covid-19, bác sĩ phải làm 2 việc. Thứ nhất, bác sĩ chẩn đoán khẳng định người bệnh là F0 bằng các xét nghiệm xác định theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Thứ 2, toa thuốc bác sĩ kê phải chỉ định đúng đối tượng được dùng Molnupiravir (người từ 18-65 tuổi, không mắc bệnh suy gan, suy thận nặng, F0 có triệu chứng nhẹ, không có thai hoặc ý định có thai, phụ nữ đang cho con bú...).

“Thuốc kháng virus Molnupiravir bắt buộc phải có kê đơn của bác sĩ. Bác sĩ này phải có chứng chỉ hành nghề hoặc trong trường hợp đặc biệt với bệnh thuộc nhóm A như Covid-19, luật cho phép các bác sĩ tại trạm y tế được phép kê toa dù chưa có chứng chỉ hành nghề.

Tuy nhiên, việc kê đơn, bán thuốc Molnupiravir vẫn đang chờ Bộ Y tế hướng dẫn và áp dụng trên cả nước”, bà Mai chia sẻ. Ngoài ra, TP.SG vẫn còn 36.000 liều Molnupiravir cung cấp cho các trạm y tế, cấp phát miễn phí cho F0 đủ điều kiện và F0 trong nhóm nguy cơ.

Trước đó, Bộ Y tế cũng đã lưu ý, việc sử dụng thuốc Molnupiravir cần phải có sự thăm khám, kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế. Người dân không nên lo lắng, tích trữ và tự ý sử dụng thuốc, vì việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định sẽ ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh đồng thời tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe do nguy cơ về các phản ứng có hại của thuốc.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Molnupiravir

1. Về chỉ định của thuốc:

Molnupiravir được sử dụng để điều trị Covid-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

2. Các giới hạn sử dụng thuốc:

Molnupiravir dùng trên bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu chứng dưới 5 ngày.

Molnupiravir không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp.

Molnupiravir không được sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng Covid-19.

3. Khuyến cáo và thận trọng khi dùng thuốc:

Phụ nữ có thai và cho con bú:

Molnupiravir không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ có khả năng mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Dựa trên khả năng xảy ra các phản ứng có hại cho trẻ sơ sinh từ Molnupiravir, không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Trẻ em và thanh thiếu niên:

Molnupiravir không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn.

Nam giới:

Molnupiravir có thể ảnh hưởng đến tinh trùng, mặc dù rủi ro được coi là thấp. Vì vậy, nam giới hoạt động tình dục với phụ nữ có khả năng sinh đẻ nên sử dụng một phương pháp tránh thai tin cậy trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng.
DanQuyen.com (Theo vietnamnet.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)
    Hàn Quốc: Bác sỹ cấp cao tại các bệnh viện lớn sẽ giảm thời gian làm việc (31-03-2024)
    Bộ Y tế thông tin về ca mắc cúm A/H5N1 tử vong (25-03-2024)
    Người bị nhiễm cúm A/H5N1 thường tử vong với tỷ lệ cao, Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng, chống (24-03-2024)
    Tắm 3 kiểu này 'mạng sống mỏng hơn giấy' (17-03-2024)
    Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng (15-03-2024)
    Em bé thứ hai của Việt Nam được sửa tim bào thai chào đời khỏe mạnh (29-02-2024)
    Hai ca nghi nhiễm chất cực độc ở TP.HCM ăn gì trước khi nhập viện? (22-02-2024)
    Loài cây mọc hoang nay 'lên đời' thành cây dược liệu giúp người trồng kiếm hàng trăm triệu (18-02-2024)
    Nhồi máu cơ tim khi đi chơi Tết (18-02-2024)
    Bộ Y tế lấy ý kiến đề xuất xác định nồng độ cồn trong hơi thở tài xế (05-02-2024)
    Cả nước đã có 6 trường hợp tử vong vì đậu mùa khỉ, Hà Nội tăng cường cảnh giác (31-01-2024)

Các bài viết cũ:
    Tự tiêm tan mỡ tại Campuchia, hotgirl hoại tử bụng với 15 lỗ thủng, bay vội về Việt Nam cầu cứu (01-03-2022)
    Các triệu chứng Covid-19 khiến bệnh nhân hoang mang nhất (28-02-2022)
    Hậu quả từ việc dùng thuốc sai cách trong điều trị Covid-19 (28-02-2022)
    Ho kéo dài sau khi mắc Covid-19 có nguy hiểm? (28-02-2022)
    Biểu hiện của người nhiễm Omicron (24-02-2022)
    Vì sao ở chung nhà, tiếp xúc với F0 nhưng không mắc COVID-19? (23-02-2022)
    Bệnh nhân ghép tim lợn kiên quyết làm 2 việc sau khi hồi phục (17-02-2022)
    Xử lý như thế nào khi có ca nghi mắc COVID-19 tại trường học? (17-02-2022)
    Chế độ ăn giúp bé giảm nhẹ biến chứng khi mắc Covid-19 (16-02-2022)
    Biến thể Omicron không gây triệu chứng mất khứu giác ở người nhiễm (16-02-2022)
    Cảnh báo mới dành cho những người đã tiêm 2 mũi vaccine COVID-19 (15-02-2022)
    Lợi ích của việc tăng thời gian chờ giữa hai mũi tiêm cơ bản bằng vaccine mRNA ngừa COVID-19 (15-02-2022)
    Nước Anh bắt đầu giám sát Deltacron – biến thể lai giữa Delta và Omicron (14-02-2022)
    Nhật Bản phê duyệt thuốc điều trị Covid-19 dạng uống của Pfizer (11-02-2022)
    Trẻ nhỏ có thể phải chịu di chứng suốt đời nếu thiếu mũi tiêm này (11-02-2022)
    Biến chứng nguy hiểm xuất hiện sau khi khỏi Covid-19 nhiều tháng (10-02-2022)
    Cơ quan y tế Isarel nhấn mạnh chưa ghi nhận sự liên quan giữa vaccine ngừa COVID-19 và các ca tử vong sau tiêm (10-02-2022)
    Phát triển vaccine phổ quát phòng ngừa đại dịch mới do virus corona (09-02-2022)
    Tác dụng của nước băng trong điều trị 'COVID kéo dài' (09-02-2022)
    Nhóm chuyên gia Trung Quốc phát hiện kháng thể chống Omicron (02-02-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152811033.